Truyền thông là học gì?

Mỗi lần mình nói mình học truyền thông (communication) là rất nhiều người hỏi vậy làm báo (journalism) hả, hay làm quảng cáo, PR (advertising, public relations) hả? Trong khi không có cái mặc định nào trong này đúng hết => cảm thấy cần phải viết rõ để mọi người có thể hiểu được sự đa dạng đầy màu sắc của ngành truyền thông. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số nhóm ngành truyền thông (communication) phổ biến để giúp các bạn khi chọn ngành đi học cho chính xác nhé (dùng từ tiếng Anh trước tiếng Việt vì nhiều ngành không biết có giảng dạy ở VN chưa). Thông tin chỉ dựa trên kiến thức hạn hẹp của mình, mọi người có thể góp ý thêm nha:

  1. Journalism (báo chí)

Hầu hết người VN chỉ biết ngành này trong lĩnh vực này thôi vì đây cũng là nhánh có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông. Báo chí lại chia ra báo in, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu có hai mảng: phóng viên (đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài, làm bài trên video, băng ghi âm…). Ngành này (nếu là phóng viên thực thụ) đòi hỏi người làm việc phải có kiến thức nền tốt, nhanh nhạy, xông pha, không ngại ngần những chỗ khó những tranh đấu cho công bằng của xã hội và mang đến một cái nhìn rất rộng về xã hội xung quanh mình (vì lê lết gặp gỡ trò chuyện rất nhiều người trong vô số cảnh huống). Journalism khác Communication ở chỗ Sự Thật là tôn chỉ hàng đầu, Communication thì có thể sáng tạo bay bổng…Chính vì thế, trên thế giới, journalism là một mảng rất riêng, tách hẳn với communication, nhiều trường còn ghi rõ là chỉ dạy journalism, ko dạy communication.

  1. Communication practice: tức là nhóm ngành học ra để đi làm, trong đây có nhiều nhóm nhỏ như sau: Public Relations (PR) – Corporate Communication – Non-profit Communication

PR là ngành mình rất băn khoăn vì nó nếu phân biệt kĩ trong các đầu việc truyền thông thì đây là nhánh ngành chuyên làm việc với báo chí (phân biệt với làm event, làm quảng cáo). Tuy nhiên, rất nhiều lúc PR cũng được dùng để chỉ “làm truyền thông” nói chung, bao gồm tất cả. Mà dùng từ PR để chỉ “làm truyền thông” cũng là một từ mình cho là không đúng, đúng nhất có lẽ phải gọi là “marketing communication”, “strategic communication”, tức là làm việc thực hành, giúp cho các bên hiểu nhau thông qua các chiến lược, kế hoạch truyền thông.

Trong lĩnh vực này lại phân nhỏ ra là “truyền thông kinh doanh” (corporate communication) và “truyền thông phi lợi nhuận” (non-profit communication). Hai mảng này có thể giống nhau về các bước làm việc (cũng đưa ra thông điệp, có hoạt động truyền đạt, có mục tiêu cần đạt được) nhưng bản chất và tinh thần trong từng bước cũng có sự khác biệt, ví dụ làm truyền thông cho thương hiệu X là muốn người tiêu dùng cảm thấy quen thuộc và muốn mua sản phẩm đó; trong khi làm truyền thông cho chống bạo hành trẻ em chẳng hạn, là muốn mọi người ý thức hơn và bảo vệ trẻ tốt hơn.

Corporate communication thì đã xuất hiện và phát triển khá mạnh ở VN, tuy nhiên, non-profit thì vẫn còn rất mới, ngành này không chỉ làm cho các NGO, các tổ chức bảo trợ xã hội mà còn mở rộng ra là cultural communication làm cho các tổ chức về văn hóa (đại sứ quán, trung tâm văn hóa các nước…), communication for public sector, làm cho nhà nước (truyền thông chính sách – cái này ở nước ngoài rất phát triển), tóm lại là cái gì ko có mục tiêu thương mại là ở nhóm này, chủ yếu đánh vào thay đổi nhận định, ý thức, hơn là mua sắm tiêu dùng.

  1. Media/Digital media

Đây là nhóm ngành kiểu dùng máy ảnh, máy quay phim, máy tính để dựng nên các sản phẩm truyền thông. Nhiều trường dạy ngành này bạn có thể hình dung như thế này, học để làm ra một bộ phim (có thể là phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, MV ca nhạc, TVC quảng cáo…) hoặc làm ra các đồ họa inforgraphic…Tóm lại là nếu nhóm 1 nhóm 2 làm content nội dung thì đây là nhóm triển khai phần hình thức cho các nội dung đó, liên quan đến máy móc thông tin các loại và cũng rất cần sự bay bổng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, thu hút. Ngành này mình không rành lắm nhưng những người học ngành này là tương lai của ngành truyền thông trong thời đại đa phương tiện vì ai cũng cần làm cho thông tin trở nên đa dạng trong hình thức thể hiện cả.

  1. Communication Studies (Nghiên cứu truyền thông)

Ngành này ở VN mình nhớ hồi đó nghe tới là mình le lưỡi chạy rồi ah, ai ngờ lên học master là học nó chứ gì đâuJ Đây là ngành nghiên cứu nên khác với các nhóm trên, người làm lĩnh vực này không có động chân động tay làm sản phẩm, họ ngồi quan sát các hiện tượng cuộc sống đang diễn ra có liên quan đến truyền thông (ví dụ ủa sao người ta mê phim ảnh, nhạc Hàn Quốc quá vậy, ủa sao bây giờ ai cũng đọc tin trên FB thay vì trên báo chính thống, ủa sao chuyện chặt cây ở Hà Nội, dân họ dùng cách nào truyền thông phản đối mà riết Nhà nước cũng ngừng vụ chặt cây được hay vậy?…)

Sau đó thì họ phải đọc một đống sách đồ sộ trên thế giới, tùy theo từng ngành (báo chí, truyền thông văn hóa, truyền thông chiến lược, truyền thông phát triển, truyền thông sức khỏe, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông tâm lý, truyền thông nghệ thuật…) để tìm ra coi có những lý thuyết nào đã nói về vấn đề này, chuyện này đã xảy ra ở đâu rồi, tại sao nó xảy ra, xảy ra thì có ảnh hưởng gì tới con người. Tiếp theo là dùng cái kiến thức nền này chế ra những câu hỏi đi phỏng vấn những người tham gia vào quá trình truyền thông trực tiếp để tìm ra lý do thật sự, rồi đối chiếu lại lý thuyết coi có đúng ko, có gì cần thay đổi, chỉnh sửa cho thực tế và cả đám sách đó không?

Nghe có vẻ “ăn không ngồi rồi” nhưng thực tế làm rồi mình mới thấy chuyện xây dựng nền tảng cho truyền thông bằng nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Bạn biết người ta hay đọc FB lấy tin tức, nhưng họ lấy những tin gì, lấy lúc nào và chia sẻ lại ra sao…, cái này không làm nghiên cứu, cứ phỏng đoán thì khi làm communication practice bạn sẽ rất dễ làm sai, làm kiểu phập phù hên xui. Cũng như làm báo, mà bạn không hiểu được thông tin này nằm dưới quyền kiểm soát của ai, thông tin dễ bị cái gì ảnh hưởng bóp méo thì làm sao bạn đấu tranh được cho những cái là Đúng.

Cái nhà xây mà không có nền tảng thì ko bao giờ đứng vững hay xây lên cao được. Một minh chứng sống động nhất là thế này: mình đọc các journal truyền thông trên thế giới (nơi tập trung các nghiên cứu truyền thông), thì thấy số lượng journal khổng lồ nhất đến từ Mỹ và Hàn Quốc, và hai nước này thật sự là các đế chế truyền thông hiện nay trên thế giới với tầm ảnh hưởng cực kì mạnh từ các sản phẩm văn hóa của họ. Và mình nghĩ rằng các sản phẩm này và các nghiên cứu truyền thông là một quá trình “con gà cái trứng” rất thú vị, từ sản phẩm tình cờ hay ho phất lên mà có nghiên cứu, rồi từ nghiên cứu mà làm ra vạn vạn sản phẩm hay ho khác một cách bài bản, khoa học, có đo lường tính toán đầy đủ.

Vài dòng ngắn như vậy để bạn hiểu rõ hơn là mình muốn học gì và tìm được đúng từ vựng, đúng chỗ nha.

5 thoughts on “Truyền thông là học gì?

  1. Em chào chị Su ạ,
    Em hiện là sinh viên năm 4 ngành Tài chính, nhưng sau một thời gian học và trải nghiệm, em nhận ra em không thực sự thích ngành này. Sau đó em có học hỏi về Marketing một thời gian và cũng có chút xíu kinh nghiệm. Nhưng một lần nữa, em không có cảm giác quá hào hứng khi phải quảng cáo cho 1 sản phẩm nào đó.
    Bản thân em rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bất bình đẳng và giáo dục. Vậy nên em nghĩ có thể học truyền thông là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, theo em thấy ở Việt Nam thì các bạn học truyền thông thường xuất phát từ trường Báo chí, hướng thứ hai là các bạn làm truyền thông theo mảng Marketing. Trong 2 mảng trên thì mảng thứ nhất em hầu như không có cơ hội gì vì em học một chuyên ngành không liên quan; mảng thứ hai thì em không thực sự thích lắm.
    Vậy, em muốn hỏi là em muốn học để truyền thông các vấn đề về xã hội thì em nên theo mảng nào ạ. Liệu giờ này đã là quá muộn để em chuyển hướng không ạ? Và nếu có thì chị có thể chỉ giúp em những kiến thức – kĩ năng gì em cần chuẩn bị và những khóa học online nào em có thể tiếp cận ạ?
    Ngoài ra, em là một người hướng nội, không đến mức quá trầm lắng, nhưng cũng không quẩy và sôi nổi như các bạn hướng ngoại. Liệu tính cách này có phải là một điểm yếu của em khi tham gia ngành này không ạ?
    Em hi vọng sẽ nhận được câu trả lời của chị sớm ạ. Câu trả lời của chị rất có ý nghĩa đối với em trong thời điểm này ạ. Em thật sự cảm ơn !

    Like

    1. Hi em,
      Thật sự là ngay cả truyền thông cho các vấn đề xã hội thì mình cũng cần có kiến thức về marketing và truyền thông sản phẩm (vì cách làm và phương tiện làm là cũng hơi giống nhau), chỉ có tư duy là hơi khác. Trên thế giới khi họ dạy thì cũng dạy kèm cả corporate communication và non-profit communication trong một khóa đó em. Bản chất truyền thông và marketing là mình phải quảng cáo rồi nên dù là sản phẩm là gì cũng vậy thôi em. Một vấn đề khác là hiện nay nhu cầu tuyển dụng cho truyền thông phi lợi nhuận lại không nhiều (chị cũng lo chị không tìm được việc ih) nên thật ra mình hoàn toàn có thể linh hoạt, ví dụ em làm chính ở công ty về marketing thương mại và có thể volunteer cho một chỗ nào đó về truyền thông. Hoặc ngược lại em làm cho 1 tổ chức NGO ít tiền và làm thêm freelancer cho các công ty kiếm thêm tiền. Còn về khóa học online thì em có thể search Coursera các từ khóa như Marketing, Communication, Social media, Public Relation, chị thấy các khóa của UPenn, NUS dạy khá là tốt đó em (em học khóa Introduction of Marketing của UPenn đảm bảo em sẽ thấy Marketing cũng rất thú vị).
      Về việc background về nghề nghiệp, ngành truyền thông cởi mở lắm không bắt buộc phải có background truyền thông mới làm được nhưng đúng là chị thấy nếu để làm ngành này, một là em phải viết tốt, hai là em phải lanh lợi giao tiếp tốt, có thể không cần cả hai nhưng phải có một trong hai. Ngoài ra thì nếu em biết thiết kế, lên plan thì càng tốt. Vì ngành truyền thông là ngành nói cho người khác hiểu nên việc nói được, viết được khá quan trọng. Tuy nhiên, cái này không có nghĩa là phải thật là nhiều chuyện hay quẩy nhiệt (bản thân chị chẳng bao giờ đi chơi đêm đi bar ở SG hết mà vẫn làm được thôi), chị thấy quan trọng là mình năng động lúc làm việc, tạo được kết nối, tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông tốt là okie thôi em, còn việc phải thật năng nổ thì ko phải mảng nào cũng cần. Chúc em sẽ sớm suy nghĩ được hướng đi của mình nha. Thân mến!

      Liked by 1 person

      1. Em cảm ơn chị nhiều ạ 🙂 Có lẽ em sẽ tiếp tục trau dồi và khám phá ngành này ạ 🙂 Chúc chị năm mới vui vẻ và an lành nhé!

        Like

  2. Chị ơi
    Em thắc mắc là có một số trường ghi tên nhóm ngành communication hơi lạ, kiểu:
    International business communication
    Communication sciences
    Liệu có khác nhau nhiều ko ạ

    Like

    1. Ah em ơi, International Business Communication là truyền thông trong khối doanh nghiệp, Communication Scieneces là truyền thông về lĩnh vực khoa học kĩ thuật em hen.

      Like

Leave a reply to chaususu Cancel reply